DI TÍCH ĐÁM LÁ TỐI TRỜI

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Số điện thoại: 02723867050

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 8:00 SA - Đóng cửa: 5:00 CH

Email: pvhtttantru@longan.gov.vn

Địa chỉ: Ấp Thuận Lợi Xã Nhựt Ninh, Huyện Tân Trụ, Tỉnh Long An

Đám lá tối trời là khu vực sình lầy, sông rạch chằng chịt, mọc đầy dừa nước và các loài cây hoang dại, tọa lạc ven bờ sông Vàm Cỏ Tây thuộc ấp Thuận Lợi, xã Nhựt Ninh, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An.           Trong suốt 30 năm (1945-1975), Đám lá Tối Trời là căn cứ quan trọng trong hệ thống liên hoàn các căn cứ kháng chiến ở tỉnh Long An. Từ cuối năm 1954, Tỉnh ủy Long An đã về lập cơ sở ở Đám lá Tối Trời. Các huyện lân cận cũng lấy nơi đây làm hậu cứ. Các binh xưởng, trạm quân y, các lớp bồi dưỡng, huấn luyện về quân sự, chính trị cũng được tổ chức tại Đám lá Tối Trời để phục vụ cho công cuộc kháng chiến. Trong từng giai đoạn lịch sử, nơi đây là căn cứ của nhiều lực lượng từ cấp miền đến cấp huyện, xã. Có lúc, bộ phận quân y của R, các cơ quan lãnh đạo của Phân khu 3 và nhiều đơn vị vũ trang của tỉnh đã về đóng tại Đám lá Tối Trời. Trong cuộc tổng công kích, tổng khởi nghĩa tết Mậu ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

          Đám lá tối trời là khu vực sình lầy, sông rạch chằng chịt, mọc đầy dừa nước và các loài cây hoang dại, tọa lạc ven bờ sông Vàm Cỏ Tây thuộc ấp Thuận Lợi, xã Nhựt Ninh, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An.

          Trong suốt 30 năm (1945-1975), Đám lá Tối Trời là căn cứ quan trọng trong hệ thống liên hoàn các căn cứ kháng chiến ở tỉnh Long An. Từ cuối năm 1954, Tỉnh ủy Long An đã về lập cơ sở ở Đám lá Tối Trời. Các huyện lân cận cũng lấy nơi đây làm hậu cứ. Các binh xưởng, trạm quân y, các lớp bồi dưỡng, huấn luyện về quân sự, chính trị cũng được tổ chức tại Đám lá Tối Trời để phục vụ cho công cuộc kháng chiến. Trong từng giai đoạn lịch sử, nơi đây là căn cứ của nhiều lực lượng từ cấp miền đến cấp huyện, xã. Có lúc, bộ phận quân y của R, các cơ quan lãnh đạo của Phân khu 3 và nhiều đơn vị vũ trang của tỉnh đã về đóng tại Đám lá Tối Trời. Trong cuộc tổng công kích, tổng khởi nghĩa tết Mậu Thân năm 1968, Đám lá Tối Trời là cơ sở quân y lớn, chữa trị cho hơn 300 thương binh từ tiền tuyến chuyển về mà vẫn đảm bảo an toàn.

          Đám lá Tối Trời thực sự là cái gai trong mắt địch, vì thế chúng đã sử dụng các phương tiện chiến tranh hiện đại, mở những cuộc càn quét qui mô vào Đám lá Tối Trời hòng hủy diệt căn cứ của ta, nhưng lần nào chúng cũng thất bại thảm hại. Điển hình là trong trận chống càn ngày 22/11/1966, bộ đội và du kích đã tiêu diệt 200 tên địch, trong đó có 4 cố vấn Mỹ, 1 đại úy ngụy, bắn chìm một tàu chiến, thu nhiều vũ khí chiến lợi phẩm.

 Từ năm 1965, cứ 15 phút, bọn địch lại nã pháo vào Đám lá Tối Trời. Tàu chiến bọn chúng mỗi khi xuôi ngược trên sông Vàm Cỏ, ngang qua Đám lá Tối Trời đều không quên trút đạn vào đây. Cho đến năm 1975, Đám lá Tối Trời đã hứng chịu hàng ngàn tấn bom đạn của kẻ thù. Đặc biệt, từ sau tết Mậu Thân, địch đã điên cuồng rải chất độc hóa học, phun xăng dầu đốt cháy cây cối hòng hủy diệt địa hình Đám lá Tối Trời. Trong giai đoạn khó khăn này, lực lượng ta phải tạm rút về Châu Thành. Đến năm 1970, ta tiếp tục trở lại xây dựng căn cứ, tiếp tục chiến đấu cho đến ngày thắng lợi hoàn toàn (30/4/1975).

          Để căn cứ tồn tại suốt 30 năm trước âm mưu, thủ đoạn thâm độc của kẻ thù, nhiều đồng bào, chiến sĩ cách mạng đã chiến đấu và hy sinh anh dũng, để lại cho đời những tấm gương chói lọi. Nhân dân trong vùng căn cứ một lòng một dạ sắt son với Đảng, quyết tâm ủng hộ cách mạng đến cùng. Vì thế, Đám lá Tối Trời đã trở thành căn cứ của lòng dân, nên dù địch có dùng âm mưu, thủ đoạn hòng hủy diệt nhưng căn cứ vẫn tồn tại như là một điểm son trong trang sử chống xâm lược của quân và dân tỉnh Long An.

Với những giá trị tiêu biểu ấy, Đám lá Tối Trời  đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Long An xếp hạng là di tích cấp tỉnh tại Quyết định số 818/UB.QĐ.92, ngày 26/8/1992.

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Giải trí