Giá: Miễn phí
Số điện thoại: 0988408233
Thời gian tham quan tại một điểm: 60 phút
Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 5:00 CH
Email: dulichthongminh.longan@gmail.com
Địa chỉ: Xã Tân Bình, Huyện Tân Trụ, Tỉnh Long An
Là nơi giao hội giữa sông Vàm Cỏ Đông và sông Nhựt Tảo, Vàm Nhựt Tảo là nơi ghi dấu chiến công vang dội đốt tàu Pháp của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Đây là lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất trong phong trào vũ trang kháng Pháp cuối thế kỉ XIX , nghĩa quân đánh chìm được một tàu chiến của địch. Chiến công “hỏa hồng Nhựt Tảo” còn là minh chứng cho tinh thần dũng cảm, sự thông minh, mưu trí của nghĩa quân chỉ với vũ khí thô sơ mà đánh bại được tàu to súng lớn của kẻ thù. Bởi những ý nghĩa ấy, Vàm Nhựt Tảo đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng là di tích Quốc gia năm 1996. Toàn bộ khu di tích tọa lạc tại địa phận xã An Nhựt Tân(nay là xã Tân Bình), huyện Tân Trụ, tỉnh Long An với diện tích rộng 6,1ha, tổng kinh phí giai đoạn 1 hơn 50 tỉ, được khởi công xây dựng năm 2003 và khánh thành 10/2010 với các hạng mục chính: nhà văn bia, đền tưởng niệm, nhà trưng bày, công viên cây xanh,…
Nguyễn Trung Trực có tên khai sinh là Nguyễn Văn Lịch, còn gọi là Chơn, sinh năm 1838 tại xóm Nghề, làng Bình Nhựt, tổng Cửu Cư Hạ, huyện Cửu An, phủ Tân An (nay thuộc xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An). Ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng tấn công thành Gia Định, ông đã tham gia vào đội nghĩa binh kháng chiến dưới quyền chỉ huy của Trương Định và được cử về hoạt động chống Pháp trên địa bàn phủ Tân An.
Được sự giúp đỡ của hương chức làng Nhựt Tảo ông đã bố trí một kế hoạch táo bạo, thông minh để đánh tàu L' Espérance, một tiểu hạm của Pháp đang hoành hành trên vùng sông nước huyện Cửu An.Sáng ngày 10/12/1861, sau khi bố trí lực lượng phục kích trên bờ và dụ cho một bộ phận địch rời khỏi tàu, Nguyễn Trung Trực đã cùng 59 nghĩa quân lên 5 chiếc ghe giả làm ghe buôn lúa tiến sát tàu địch. Trong lúc trình giấy thông hành, ông đã bất ngờ giết tên lính Pháp rồi cùng nghĩa quân tấn công lính Pháp trên tàu L' Espérance. Không kịp trở tay, toàn bộ địch trên tàu bị tiêu diệt ( chỉ có 5 tên chạy thoát). Nghĩa quân dùng dầu và đồ dẫn hỏa đốt cháy tàu L' Espérance. Ngọn lửa bốc cao từ từ nhấn chìm tàu xuống đáy sông sâu. Tin chiến thắng Nhựt Tảo bay đi làm nức lòng quân dân cả nước. Triều đình Huế đã thăng Nguyễn Trung Trực lên chức Quản Cơ, hậu thưởng cho nghĩa quân, cấp tử tuất và hỗ trợ tiền cho làng Nhựt Tảo (bị quân Pháp triệt hạ). Thực dân Pháp cũng hết sức bàng hoàng vì chúng không thể ngờ rằng nghĩa quân có thể gây cho chúng tổn thất lớn như thế, “Trận Nhựt Tảo là khúc dạo đầu cho cuộc tổng công kích hầu như toàn bộ các đồn Pháp...Là biến cố bi thảm đã gây nên một nỗi xúc động sâu sắc nơi người Pháp và kích thích một cách lạ lùng trí tưởng tượng của người An Nam.”- Trích tác phẩm Abregede I’historie D’An Nam của Alfred Schreiner. Nối tiếp khí thế hào hùng đó, ngay sau trận Nhựt Tảo, nghĩa quân đồng loạt nỗi dậy công phá hệ thống đồn lũy của Pháp ở 3 tỉnh miền Đông, trong đó có trận Cần Giuộc (16/12/1861) đã đi vào lịch sử cùng với bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc bất hủ.Thời gian lặng lẽ trôi, vàm Nhựt Tảo vẫn còn đó như gợi lại trong lòng khách vãng lai một niềm hoài cổ. Tàu L' Espérance sau gần 120 năm nằm yên dưới đáy sông sâu đã được khai quật. Tổng số hiện vật thu được là 89, trong đó có 78 hiện vật gỗ, 8 hiện vật sắt, 2 hiện vật đồng và 1 hiện vật thủy tinh. Qua nghiên cứu các hiện vật gỗ ta còn thấy đầy đủ các bộ phận để hợp thành bộ khung của tàu như cong đà, be, lườn, cột buồm. Tuy đã bị đục để lấy đi phế liệu nhưng tàu L' Espérance vẩn còn một số mảnh gỗ bọc đồng hiện rõ vết cháy loang lỗ.
Tất cả những hiện vật nêu trên đã được bảo quản và trưng bày tại Bảo Tàng Long An nhằm giới thiệu khách tham quan trong và ngoài nước những bằng chứng cụ thể về chiến công oanh liệt của người anh hùng dân chài Nguyễn Trung Trực cách nay hơn một thế kỷ.
Ngày nay, nếu xuôi dòng Vàm Cỏ Đông đến địa phận xã An Nhựt Tân, du khách sẽ được ngắm nhìn vùng sông nước hữu tình vàm Nhựt Tảo. Sông nơi đây khá rộng, dòng nước trong xanh, hai bên bờ là những mái nhà xinh xắn nép mình dưới rặng dừa nước và một số loài cây hoang dại như vẹt, bần, đước, mắm. Cách vàm 200m là chiếc cầu treo bắc qua sông Nhựt Tảo nối liền 2 xã Tân Bình và Bình Trinh Đông.
Những buổi bình minh đứng trên cầu treo nhìn ra vàm sông ta mới cảm nhận hết vẻ đẹp như tranh nơi đây. Sương tan là đà trên mặt sông dài như được nhuốm hồng bởi ánh bình minh, đó đây văng vẳng tiếng hò khoan dìu đặt của người dân chài lưới. Gần vàm là ngôi chợ khá lâu đời, hiện vẫn còn 2 dãy phố lợp ngói khá cổ kính. Đối diện chợ là trụ sở ủy ban nhân dân xã An Nhựt Tân cũ. Khuôn viên ủy ban có bia kỷ niệm chiến thắng Nhựt Tảo được xây dựng năm 1980. Nói chung dưới sự tác động của thiên nhiên và con người hơn một thế kỷ qua, di tích vàm Nhựt Tảo đã có sự thay đổi nhất định so với thời điểm xảy ra trận đánh ngày 10/12/1861.
Dù vậy, những gì còn hiện hữu ở Vàm Nhựt Tảo cũng đã minh chứng tài năng quân sự của Nguyễn Trung Trực- người đầu tiên duy nhất đánh chìm được một tiểu hạm trong cuộc kháng chiến chống Pháp nửa cuối thế kỷ XIX. Chiến thắng Nhựt Tảo cũng cho thấy rằng ta có thể đánh bại quân xâm lược bằng mưu trí và lòng dũng cảm dù chỉ được trang bị vũ khí thô sơ. Mặt khác ''trận hỏa hồng Nhựt Tảo'' chính là biểu tượng của tinh thần yêu nước, bất khuất trước ngoại xâm của nhân dân ta.
Chính những người ''dân ấp, dân lân'' chỉ vì ''mến nghĩa'' mà đứng lên đánh Pháp đã làm nên chiến thắng vang dội Nhựt Tảo trong khi Triều đình Huế vì yếu hèn đã vội cầu hòa, cắt đứt một phần giang sơn gấm vóc cho quân xâm lược.
Trong tương lai, đền thờ, tượng đài anh hùng dân chài Nguyễn Trung Trực và những hạng mục công trình khác sẽ được xây dựng bên bờ vàm Nhựt Tảo, sẽ làm cho vùng sông nước nên thơ này không những có ý nghĩa lịch sử mà còn có giá trị tham quan du lịch.
Khoảng cách: 2,96 km
Khoảng cách: 3,63 km
Khoảng cách: 6,11 km
Khoảng cách: 8,94 km
Khoảng cách: 9,30 km
Khoảng cách: 9,95 km
Khoảng cách: 10,20 km
Khoảng cách: 10,23 km
Khoảng cách: 10,27 km
Khoảng cách: 10,53 km
Khoảng cách: 10,76 km
Khoảng cách: 10,84 km
Khoảng cách: 11,08 km
Khoảng cách: 11,25 km
Khoảng cách: 11,58 km
Khoảng cách: 11,68 km
Khoảng cách: 12,18 km
Khoảng cách: 12,61 km
Khoảng cách: 10,20 km
Khoảng cách: 10,28 km
Khoảng cách: 10,44 km
Khoảng cách: 12,53 km
Khoảng cách: 12,81 km
Khoảng cách: 12,82 km
Khoảng cách: 13,07 km
Khoảng cách: 13,13 km
Khoảng cách: 13,81 km
Khoảng cách: 13,94 km
Khoảng cách: 13,95 km
Khoảng cách: 13,97 km
Khoảng cách: 14,06 km
Khoảng cách: 14,10 km
Khoảng cách: 14,20 km
Khoảng cách: 14,31 km
Khoảng cách: 14,36 km
Khoảng cách: 14,58 km
Khoảng cách: 0 m
Khoảng cách: 130 m
Khoảng cách: 2,91 km
Khoảng cách: 4,98 km
Khoảng cách: 5,06 km
Khoảng cách: 5,28 km
Khoảng cách: 5,54 km
Khoảng cách: 5,77 km
Khoảng cách: 6,83 km
Khoảng cách: 7,73 km
Khoảng cách: 8,36 km
Khoảng cách: 9,06 km
Khoảng cách: 10,29 km
Khoảng cách: 10,63 km
Khoảng cách: 10,81 km
Khoảng cách: 10,85 km
Khoảng cách: 10,99 km
Khoảng cách: 11,21 km
Khoảng cách: 8,82 km
Khoảng cách: 10,49 km
Khoảng cách: 10,50 km
Khoảng cách: 12,56 km
Khoảng cách: 13,11 km
Khoảng cách: 13,36 km
Khoảng cách: 14,01 km
Khoảng cách: 14,19 km
Khoảng cách: 14,65 km
Khoảng cách: 18,17 km