CÔNG VIÊN TƯỢNG ĐÀI NGHĨA SỸ CẦN GIUỘC
CÔNG VIÊN TƯỢNG ĐÀI NGHĨA SỸ CẦN GIUỘC
CÔNG VIÊN TƯỢNG ĐÀI NGHĨA SỸ CẦN GIUỘC
CÔNG VIÊN TƯỢNG ĐÀI NGHĨA SỸ CẦN GIUỘC
CÔNG VIÊN TƯỢNG ĐÀI NGHĨA SỸ CẦN GIUỘC
CÔNG VIÊN TƯỢNG ĐÀI NGHĨA SỸ CẦN GIUỘC
CÔNG VIÊN TƯỢNG ĐÀI NGHĨA SỸ CẦN GIUỘC
CÔNG VIÊN TƯỢNG ĐÀI NGHĨA SỸ CẦN GIUỘC
CÔNG VIÊN TƯỢNG ĐÀI NGHĨA SỸ CẦN GIUỘC
CÔNG VIÊN TƯỢNG ĐÀI NGHĨA SỸ CẦN GIUỘC
CÔNG VIÊN TƯỢNG ĐÀI NGHĨA SỸ CẦN GIUỘC
CÔNG VIÊN TƯỢNG ĐÀI NGHĨA SỸ CẦN GIUỘC
CÔNG VIÊN TƯỢNG ĐÀI NGHĨA SỸ CẦN GIUỘC
CÔNG VIÊN TƯỢNG ĐÀI NGHĨA SỸ CẦN GIUỘC
CÔNG VIÊN TƯỢNG ĐÀI NGHĨA SỸ CẦN GIUỘC
CÔNG VIÊN TƯỢNG ĐÀI NGHĨA SỸ CẦN GIUỘC

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Số điện thoại:

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Email: vhtt.cangiuoc@longan.gov.vn

Địa chỉ: Thị trấn Cần Giuộc, Huyện Cần Giuộc, Tỉnh Long An

​ Ngày 17-12-2011, công trình "Khu tượng đài Nghĩa sĩ Cần Giuộc" được khởi công xây dựng phần hạ tầng kỹ thuật tại thị trấn Cần Giuộc, huyện Cần Giuộc-nơi mà cách đây 150 năm, từ một trận đánh lịch sử, hình ảnh người nông dân lần đầu tiên đi vào văn học Việt Nam như người anh hùng qua áng văn bất hủ của nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. 1. Từ trận đánh lịch sử Sau khi thực dân Pháp đánh chiếm thành Gia Định (17-2-1859), Đại đồn Chí Hòa (2-1861), rồi đánh lan ra xung quanh, phong trào vũ trang kháng Pháp bùng lên mạnh mẽ ở khắp Gia Định, Định Tường dưới ngọn cờ của Bình Tây Đại nguyên soái dân phong Trương Định, trong đó có hoạt động của nghĩa quân do Bùi Quang Diệu chỉ huy phát triển rất mạnh ở vùng Phước Lộc (nay là Cần Đước, Cần Giuộc). Sau trận "Hỏa hồng Nhựt Tảo" (10-12-1861) nhấn chìm tàu giặc tại Vàm Nhựt Tảo của nghĩa quân Nguyễn Trung Trực, một khí thế tấn công vào đồn lũy của Pháp đã bùng lên ở khắp Tân An, Gò Công. Lúc ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

 

Untitled.png

Ngày 17-12-2011, công trình "Khu tượng đài Nghĩa sĩ Cần Giuộc" được khởi công xây dựng phần hạ tầng kỹ thuật tại thị trấn Cần Giuộc, huyện Cần Giuộc-nơi mà cách đây 150 năm, từ một trận đánh lịch sử, hình ảnh người nông dân lần đầu tiên đi vào văn học Việt Nam như người anh hùng qua áng văn bất hủ của nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

1. Từ trận đánh lịch sử

Sau khi thực dân Pháp đánh chiếm thành Gia Định (17-2-1859), Đại đồn Chí Hòa (2-1861), rồi đánh lan ra xung quanh, phong trào vũ trang kháng Pháp bùng lên mạnh mẽ ở khắp Gia Định, Định Tường dưới ngọn cờ của Bình Tây Đại nguyên soái dân phong Trương Định, trong đó có hoạt động của nghĩa quân do Bùi Quang Diệu chỉ huy phát triển rất mạnh ở vùng Phước Lộc (nay là Cần Đước, Cần Giuộc).

Sau trận "Hỏa hồng Nhựt Tảo" (10-12-1861) nhấn chìm tàu giặc tại Vàm Nhựt Tảo của nghĩa quân Nguyễn Trung Trực, một khí thế tấn công vào đồn lũy của Pháp đã bùng lên ở khắp Tân An, Gò Công. Lúc này, Phó đô đốc Pháp Bornard (vừa thay thế đô đốc Charner) ra lệnh rút bớt lính ở các đồn để tập trung lực lượng đánh chiếm Biên Hòa nhằm chặn đường liên lạc giữa quân triều đình với quân ta ở miền Tây. Nắm được tình hình trên, đêm Rằm tháng 11 năm Tân Dậu, tức 16-12-1861, Bùi Quang Diệu (1877, còn gọi là Đốc binh Là hay Quản Là, người làng Mỹ Lệ, tổng Lộc Thành Trung, huyện Phước Lộc, nay là xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước) chỉ huy 3 cánh quân tập kích đồn Tây Dương ở chợ Trường Bình, Cần Giuộc. Nghĩa quân chiếm được đồn địch, đốt nhà dạy đạo và đâm bị thương đồn trưởng Dumont, chém chết một số lính Mã tà, Ma ní. Giặc Pháp phải điều động tàu chiến nã đại bác từ sông Cần Giuộc để chiếm lại đồn. Theo Paulus Huỳnh Tịnh Của, phía nghĩa quân hy sinh 15 người, nhưng theo báo cáo của Tuần phủ Gia Định Đỗ Quang, là 27 người.

Cảm kích trước tinh thần quả cảm của những người "dân ấp dân lân", bằng ngòi bút và tâm hồn trung nghĩa, nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu (lúc bấy giờ "tị địa" về Cần Giuộc, ở chùa Tôn Thạnh bốc thuốc, dạy dọc và sáng tác thơ văn yêu nước) đã viết bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc để Bùi Quang Diệu đọc tại buổi truy điệu các nghĩa sĩ đã hy sinh trong trận này, theo yêu cầu của Tuần phủ Đỗ Quang. Và như chúng ta đã biết, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc trong khi tuân thủ chặt chẽ lề luật của một bài văn tế thông thường, đã vượt lên thành một tác phẩm văn học độc đáo, là bản anh hùng ca của người nông dân Nam Bộ, đã khích lệ cao độ tinh thần yêu nước chống ngoại xâm của nhân dân trong hoàn cảnh bị thực dân xâm lược lúc bấy giờ.

2. Trở thành hình tượng trong văn học

Trận tập kích đồn Tây Dương-Cần Giuộc của những người nghĩa sĩ nông dân không những để lại dấu son trong lịch sử như là một trong những trận đánh tiêu biểu nhất của nhân dân Long An trong buổi đầu đánh giặc để giữ gìn "ngọn rau tấc đất" của cha ông, mà còn đi vào văn học vì gắn liền với sự ra đời của bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc-tác phẩm đã đưa Nguyễn Đình Chiểu lên vị trí hàng đầu của các tác giả yêu nước nửa sau thế kỷ XIX.

Ở đó, lần đầu tiên trong văn học thành văn Việt Nam, hình ảnh người nông dân-chiến sĩ, người cố nông, bần nông-nghĩa sĩ được công khai vẽ lên và được ngợi ca với hình ảnh người anh hùng "chẳng qua là dân ấp dân lân, mến nghĩa làm dân chiêu mộ". Vốn quanh năm "côi cút làm ăn, toan lo nghèo

khó", bên trong lũy tre làng, "chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ", thành thục với "việc cuốc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm", nhưng khi "mùi tinh chiến vấy vá đã ba năm", họ sẵn sàng xả thân vì nghĩa cả. Dẫu "chẳng quen cung ngựa...", nhưng với tinh thần "thà thác mà đặng câu địch khái..., hơn sống mà chịu chữ đầu Tây ...", trước thế giặc "bòng bong che trắng lớp", "ống khối chạy đen sì"..., người "Nghĩa sĩ Cần Giuộc" "chi nài sắm dao tu nón gõ", cũng chẳng đợi "ai đòi, ai bắt...", chỉ với "hỏa mai đánh bằng rơm con cúi...","gươm đao dùng một lưỡi dao phay..." đã không nệ hà "trống kỳ trống giục...", cũng chẳng sợ "thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to", vẫn "đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không", "chém rơi đầu quan hai nọ", "làm cho Mã tà, Ma ní phải hồn kinh"..., dù "một trận khói tan" nhưng "ngàn thu tiết rỡ"... Bằng sự gắn bó, lòng yêu thương và cảm phục, tinh thần quả cảm và sự hy sinh cao cả của "Nghĩa sĩ Cần Giuộc" trong bối cảnh nước mất nhà tan đã được Nguyễn Đình Chiểu ghi tạc vào Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc với hình tượng thật bi tráng, đầy sức nặng của một thời đại "nước mắt anh hùng lau chẳng ráo", thật sự là "những anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang" (Phạm Văn Đồng). Giáo sư-Nhà giáo nhân dân Trần Văn Giàu đã thổ lộ: " ... Thật suốt hàng ngàn năm sáng tác cho đến đấy và còn lâu về sau nữa, chưa có một thi nhân nào rung cảm chân thành và sâu sắc với dân cày như thầy Nguyễn Đình Chiểu của chúng ta. Chưa có ai như Nguyễn Đình Chiểu đắp nên tượng lộng lẫy của người nông dân anh hùng cứu nước...!".

Với Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc, hình tượng "Nghĩa sĩ Cần Giuộc" được tạc vào không gian lẫn thời gian như một tượng đài bi tráng, sừng sững với khí phách hiên ngang, tinh thần bất khuất và sự hy sinh cao cả để nói với muôn đời rằng:

"Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm sáu tỉnh chúng đều khen.

Thác mà ưng đình miếu để thờ, tiếng hay trải muôn đời ai cũng mộ".

3. Đến công trình văn hóa hôm nay

"Nghĩa sĩ Cần Giuộc" đã trở thành tượng đài bi tráng, tiêu biểu cho lòng yêu nước, sự hy sinh và khí phách anh hùng của người nông dân Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, do vậy đã sống mãi trong lòng dân tộc. Với nhân dân Long An, đó là sự khởi đầu oanh liệt của truyền thống "trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc", và là niềm tin, động lực cho tương lai trong sự nghiệp xây dựng đất nước.

Từ nhận thức ấy, ý tưởng xây dựng tượng đài "Nghĩa sĩ Cần Giuộc" tại huyện Cần Giuộc để tôn vinh giá trị của tiền nhân đã được hình thành và bắt đầu được cụ thể hóa từ năm 2008. Tại Công văn số 1097-CV/VPTU ngày 24-6-2008, Tỉnh ủy đã chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Cần Giuộc phối hợp với các ngành lập dự án xây dựng công trình tại trung tâm thị trấn Cần Giuộc. Ngày 13-10-2011, Ủy ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình "Khu Tượng đài Nghĩa sĩ Cần Giuộc" với diện tích khoảng 1.800m2. Đó là một tổng thể gồm 2 phần: Phần hạ tầng kỹ thuật gồm các hạng mục như sân đường, hàng rào, cây xanh-thảm cỏ, hồ phun nước, điện chiếu sáng..., do Trung tâm Qui hoạch Xây dựng, Sở Xây dựng tỉnh Long An thiết kế. Phần đài biểu tượng và nhóm tượng do nhà điêu khắc Phan Gia Hương thể hiện, hiện đã được Hội đồng nghệ thuật tỉnh duyệt phác thảo mẫu và cho phép tác giả tiếp tục công đoạn phóng to theo tỉ lệ thật để tiếp tục trình Hội đồng quyết định trước khi chuyển sang công đoạn thể hiện bằng đá granit theo thiết kế. Về ý tưởng nghệ thuật của tác phẩm, bước đầu tác giả cho biết, với kích thước 9,5m cao x 9m dài x 4,5 m rộng, đài tượng là hình ảnh 3 cụm dừa nước hình chân vạc thể hiện sự vững chãi, tượng trưng cho hào khí Nam Bộ, có thiết kế phần khắc vào đá nội dung bài Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc. Nhóm tượng với hình tượng con người cao 2,7 m và những đường nét tượng trưng sẽ thể hiện khái quát cảnh quan đồng bằng Nam Bộ và miêu tả trận chiến đấu và hy sinh của "Nghĩa sĩ Cần Giuộc" theo tinh thần tác phẩm Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc.

Từ ý tưởng đến hiện thực cũng như để công trình tôn vinh này tương xứng với tầm vóc của sự kiện đã đi vào lịch sử và văn học dân tộc là cả một quá trình, đòi hỏi sự nỗ lực đóng góp trí tuệ và công sức của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân. Nhưng có thể khẳng định rằng, đây thực sự là biểu hiện của tấm lòng trân trọng, thiết tha với di sản tinh thần thiêng liêng của cha ông và là hành động thiết thực của thế hệ hôm nay trong việc kế thừa và phát huy sức mạnh từ quá khứ để tạo nền tảng tinh thần vững chắc, làm động lực góp phần phát triển kinh tế-xã hội cho quê hương Long An trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa.

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Giải trí