Giá: Miễn phí
Số điện thoại: 02723841460
Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút
Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH
Email: ubndtuyenthanh@longan.gov.vn
Địa chỉ: ẤP BẮC CHAN II Xã Tuyên Thạnh, Thị xã Kiến Tường, Tỉnh Long An
Bắc Chan trong quá khứ là địa danh của một vùng đất tràm mọc thành rừng, sông rạch chằng chịt. Ngày nay là tên của một ấp thuộc xã Tuyên Thạnh nằm ở hữu ngạn sông Vàm Cỏ Tây cách thị trấn Mộc Hóa 4km. Tháng 3/1946, khi Khu 8 được thành lập trở lại đã chọn vùng Bắc Chan làm căn cứ đầu tiên để củng cố và xây dựng lực lượng kháng chiến lâu dài. Cũng chính nơi đây vào tháng 11/1953, đã diễn ra đại hội tỉnh Đảng bộ đầu tiên tỉnh Mỹ Tho.
Các lực lượng sau khi được huấn luyện đã ra quân lần đầu tiên với chiến thắng trận Kinh 12 diệt gọn lực lượng lớn quân Pháp. Từ sau chiến thắng này, Bắc Chan – Tuyên Thạnh trở thành nơi đào tạo và phân phối lực lượng, mỗi tỉnh nhận một trung đội tự bố trí hoạt động và phát triển không ngừng. Bắc Chan đã trở thành căn cứ đầu tiên của Khu 8, đánh dấu bước ngoặc lịch sử trong quá trình hình thành chiến khu Đồng Tháp Mười – chiến khu vang danh thế giới, trở thành biểu tượng cuộc kháng chiến chống Pháp và là niềm tự hào của dân tộc. Xây dựng Bắc Chan thành căn cứ cách mạng để củng cố và xây dựng lực lượng cách mạng ban đầu, đây là sự kế thừa kinh nghiệm lịch sử quý báu về căn cứ địa chống Pháp của Thiên Hộ Dương – Đốc Binh Kiều trên đất Tháp Mười những năm 1864-1866, đã góp phần quyết định Khu 8 trụ vững lâu dài trên chiến trường Đồng Tháp Mười.
Cuối 1946, địch rút khỏi đồn Cái Rưng rồi Bắc Chan, chỉ còn Mộc Hóa. Đồn Mộc Hóa trở nên cô độc nên bị du kích địa phương bao vây liên tục. Đầu năm 1948, bằng trận thắng Mộc Hóa ta làm địch bị tiêu hao lực lượng nặng. Giữa năm 1949, đại hội Đảng bộ tỉnh tại Bắc Chan được tiến hành đã đề ra nhiệm vụ mới, trong đó trọng điểm là phát triển chiến tranh du kích mở rộng vùng giải phóng. Cuối 1949, địch rút khỏi đồn Mộc Hóa, Tuyên Thạnh hoàn toàn giải phóng, Khu 8 tiếp tục phát triển sản xuất vũ khí. Sang 1949 – 1950, tính chất chiến trường có nhiều thay đổi, ta chuyển từ thế phòng ngự sang phản công. Tháng 5/1951, để đối phó phù hợp với tình trạng chiến trường bị chia cắt, Xứ ủy Nam bộ chia lại chiến trường,sắp xếp lại lực lượng, kiện toàn tổ chức trên toàn Nam bộ, các Khu 7- 8- 9 giải thể chia làm phân liên khu miền Đông và phân liên khu miền Tây. Tháng 1/1953, Đại hội Đảng bộ đầu tiên tỉnh Mỹ Tho tiến hành đại hội tại Bắc Chan đã củng cố thêm một bước về mặt tổ chức, đồng thời cũng quán triệt hơn về đường lối. Trong đó, quan trọng nhất là tăng cường công tác hậu phát triển chiến tranh du kích và chỉnh quân, chỉnh Đảng, chỉnh cán bộ từ tỉnh đến tổ chức ngày càng hiệu quả hơn.
Với những sự kiện trên, Vùng Bắc Chan đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Long An xếp hạng là di tích cấp tỉnh tại Quyết định số 1308/QĐ.UB, ngày 29/7/1994.
Di tích là niềm tự hào dân tộc bất diệt của quân dân Mộc Hóa – Long An nói riêng của quân dân ta nói chung trong lịch sử đấu tranh chống xâm lược.
Ngày nay lịch sử đã sang trang, mảnh đất này với bao truyền thống hào hùng của cha anh trong kháng chiến sẽ là những giá trị tốt đẹp để thế hệ trẻ bảo lưu và phát huy hơn nữa trong công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương.
Khoảng cách: 3,57 km
Khoảng cách: 3,61 km
Khoảng cách: 3,81 km
Khoảng cách: 3,89 km
Khoảng cách: 4,08 km
Khoảng cách: 4,09 km
Khoảng cách: 4,58 km
Khoảng cách: 5,93 km
Khoảng cách: 14 km
Khoảng cách: 17,46 km
Khoảng cách: 18,21 km
Khoảng cách: 18,21 km
Khoảng cách: 18,34 km
Khoảng cách: 19,28 km
Khoảng cách: 10,06 km
Khoảng cách: 13,81 km
Khoảng cách: 19,52 km
Khoảng cách: 19,91 km
Khoảng cách: 0 m
Khoảng cách: 4,34 km
Khoảng cách: 5,05 km
Khoảng cách: 5,48 km
Khoảng cách: 6,53 km
Khoảng cách: 13,91 km
Khoảng cách: 14,53 km
Khoảng cách: 17,40 km
Khoảng cách: 19,38 km
Khoảng cách: 19,92 km
Khoảng cách: 17,80 km