DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA NÚI ĐẤT
DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA NÚI ĐẤT
DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA NÚI ĐẤT
DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA NÚI ĐẤT
DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA NÚI ĐẤT
DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA NÚI ĐẤT
DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA NÚI ĐẤT
DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA NÚI ĐẤT
DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA NÚI ĐẤT
DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA NÚI ĐẤT
DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA NÚI ĐẤT
DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA NÚI ĐẤT
DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA NÚI ĐẤT
DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA NÚI ĐẤT

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Số điện thoại: 02723841230

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Email: ubndp1kientuong@longan.gov.vn

Địa chỉ: Đường 30/4, khu phố 3 Phường 1, Thị xã Kiến Tường, Tỉnh Long An

Tọa lạc tại trung tâm Thị xã Kiến Tường, cách biên giới Việt Nam – Campuchia 7km, cách thành phố Tân An 68km về phía Tây Bắc, di tích Núi Đất là khu cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp được tạo dựng nên bằng trí tuệ  và bàn tay lao động của con người. Núi Đất được chính quyền Ngô Đình Diệm xây dựng từ năm 1957 đến 1960, song song với công cuộc kiến tạo tỉnh lỵ của tỉnh Kiến Tường (nay là thị xã Kiến Tường). Tỉnh trưởng Kiến Tường là Đinh Văn Phát đã cho mời họa viên kiến trúc ở Sài Gòn về lập đề án thiết kế tôn tạo khu Núi Đất trở thành một nơi có phong cảnh đẹp của trung tâm tỉnh lỵ mới. Đề án thiết kế này được Ngụy quyền Sài Gòn thông qua và bắt đầu cho thi công vào đầu năm 1957 với chu vi hơn 1ha. Ngoài bản tính tàn bạo, hung hăng trong việc lùng bắt người kháng chiến cũ, Đinh Văn Phát còn là một quan tham có tiếng. Y đã sử dụng lực lượng tù chính trị đang bị biệt giam tại trại giam Kiến Tường ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

Tọa lạc tại trung tâm Thị xã Kiến Tường, cách biên giới Việt Nam – Campuchia 7km, cách thành phố Tân An 68km về phía Tây Bắc, di tích Núi Đất là khu cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp được tạo dựng nên bằng trí tuệ  và bàn tay lao động của con người.

Núi Đất được chính quyền Ngô Đình Diệm xây dựng từ năm 1957 đến 1960, song song với công cuộc kiến tạo tỉnh lỵ của tỉnh Kiến Tường (nay là thị xã Kiến Tường). Tỉnh trưởng Kiến Tường là Đinh Văn Phát đã cho mời họa viên kiến trúc ở Sài Gòn về lập đề án thiết kế tôn tạo khu Núi Đất trở thành một nơi có phong cảnh đẹp của trung tâm tỉnh lỵ mới. Đề án thiết kế này được Ngụy quyền Sài Gòn thông qua và bắt đầu cho thi công vào đầu năm 1957 với chu vi hơn 1ha. Ngoài bản tính tàn bạo, hung hăng trong việc lùng bắt người kháng chiến cũ, Đinh Văn Phát còn là một quan tham có tiếng. Y đã sử dụng lực lượng tù chính trị đang bị biệt giam tại trại giam Kiến Tường ra lao động khổ sai tại đây để ém nhẹm gần trọn số tiền ngân sách quốc gia chi cho việc thuê mướn nhân công. Trong khi làm việc tù nhân bị đánh đập cùng với thời tiết khắc nghiệt nên họ chết rất nhiều. Có thể nói rằng công trình Núi Đất đã thấm mồ hôi, máu và nước mắt của bao anh em tù chính trị lúc đó. Trải qua gần 3 năm ròng rã, đến giữa năm 1960, Núi Đất cơ bản hoàn thành, cũng là lúc Đinh Văn Phát bị thuyên chuyển đi nơi khác do nhân dân nơi đây phản đối chế độ cai trị hà khắc và thói tham nhũng của y.

Ngày 14/9/1960, tân tỉnh trưởng Kiến Tường là Lê Thành Nhựt đến nhậm chức và tiếp tục công trình xây dựng Núi Đất. Là người theo Công giáo nên ngoài những công trình có từ thời trước, tỉnh trưởng Lê Thành Nhựt đã cho đúc tượng Đức Mẹ cao hơn 2m đặt giữa đỉnh núi lớn, 2 tượng thánh Phê - rô và chúa Giêsu đặt hai bên trái núi nhỏ. Do vậy, khu Núi Đất còn được gọi là núi Đức Mẹ. Núi Đất lúc bấy giờ được xem là một địa điểm nghỉ mát hấp dẫn của các quan chức Sài Gòn – kể cả Ngô Đình Diệm mỗi khi về tỉnh lỵ Kiến Tường.

Với giá trị về khoa học, nghệ thuật và lịch sử, Núi Đất đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Long An xếp hạng là di tích cấp tỉnh tại Quyết định số 1308/QĐ-UB, ngày 29/7/1994.

GIÁ TRỊ LỊCH SỬ- NGHỆ THUẬT CỦA DI TÍCH

Dù mục đích ban đầu xây dựng Núi Đất có những giới hạn lịch sử nhất định: Xây do yêu cầu chiến lược phòng thủ và bảo vệ khu trung tâm Đồng Tháp Mười trong những năm đầu chính quyền Ngô Đình Diệm tiến hành lập tỉnh lỵ Kiến Tường… Nhưng đứng ở một góc độ nào đó đi, di tích Núi Đất cũng chứa đựng nhiều giá trị lịch sử và nghệ thuật lớn:

- Đây là khu cảnh quan thiên nhiên do con người tự tạo ra đời cùng một lúc với việc qui hoạch Trung Tâm tỉnh lỵ Mộc Hóa.

- Nơi đây đã từng chứng kiến óc sáng tạo, trí thông minh và biết bao công sức lao động của con người tự cải tạo và khuất phục thiên nhiên để thiên nhiên phục vụ lại con người.

Là một trong những địa điểm tố cáo tội ác chính quyền Ngô Đình Diệm đối xử tàn tệ và bất công đối với tù chính trị tại Kiến Tường.

- Đến Núi Đất ngoài giá trị thắng cảnh trước hết là giá trị văn hóa do con người và thiên nhiên sắp đặt trên địa thế thuận lợi vùng đất cao của khu vực Gò Bắc Chiêng, nó còn chứa đựng trong đó nhiều giá trị khoa học- nghệ thuật do con người bày trí nên. Những hòn núi lớn, núi nhỏ, hồ sen, nhà Thủy Tạ, rừng cây …. Hợp thành một khung cảnh hình thù giống như một hòn non bộ khổng lồ làm náo nức mê mẩn lòng người tưởng như đang lạc vào giữa cái đẹp thiên nhiên thơ mộng một góc Cao Nguyên nào đó, ngay chính giữa Đồng Tháp Mười. Đây là sản phẩm của lịch sử được khẳng định trong một thời gian nhất định, chứa đựng nhiều nội dung lịch sử và luôn cả đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân địa phương.

Với những ý nghĩa to lớn trên, khu Núi Đất một cảnh quan thiên nhiên dồi dào tiềm năng du lịch, xứng đáng được nhà nước quan tâm bảo vệ gìn giữ tôn tạo và khai thác để phục vụ và nghiên cứu khoa học, phục vụ tham quan du lịch của đông đảo tầng lớp nhân dân.

 

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Giải trí