KHU DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG TỈNH LONG AN
KHU DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG TỈNH LONG AN
KHU DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG TỈNH LONG AN
KHU DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG TỈNH LONG AN
KHU DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG TỈNH LONG AN
KHU DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG TỈNH LONG AN
KHU DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG TỈNH LONG AN
KHU DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG TỈNH LONG AN
KHU DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG TỈNH LONG AN
KHU DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG TỈNH LONG AN
KHU DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG TỈNH LONG AN
KHU DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG TỈNH LONG AN
KHU DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG TỈNH LONG AN
KHU DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG TỈNH LONG AN
KHU DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG TỈNH LONG AN
KHU DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG TỈNH LONG AN
KHU DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG TỈNH LONG AN

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Số điện thoại:

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Email: dulichthongminh.longan@gmail.com

Địa chỉ: Xã Bình Hòa Hưng, Huyện Đức Huệ, Tỉnh Long An

Khu di tích lịch sử cách mạng tỉnh Long An còn được gọi là căn cứ Bình Thành, nay tọa lạc tại xã Bình Hòa Hưng, huyện Đức Huệ. Đây là vùng đất trũng thấp nằm giữa hai con sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây, là điểm tiếp giáp giữa miền Đông và miền Tây Nam Bộ, rất gần với Sài Gòn, có thể liên kết với chiến khu Đồng Tháp Mười, chiến khu vùng rừng già Đông Nam bộ, liền kề biên giới nước bạn Campuchia. Với những điều kiện ấy, nơi đây đã trở thành một căn cứ địa độc đáo trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Trong kháng chiến chống Pháp, khu vực này là căn cứ của Tỉnh ủy Chợ Lớn và Khu 7. Trong thời điểm phong trào cách mạng tỉnh nhà gặp nhiều khó khăn sau Hiệp định Geneve, đây là nơi tập trung những cán bộ chính trị, quân sự ưu tú của Đảng, nơi bảo tồn, xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang của tỉnh. Có thể nói rằng, nơi đây chính là chiếc nôi cách mạng - nơi đầu tiên trong ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

Khu di tích lịch sử cách mạng tỉnh Long An còn được gọi là căn cứ Bình Thành, nay tọa lạc tại xã Bình Hòa Hưng, huyện Đức Huệ. Đây là vùng đất trũng thấp nằm giữa hai con sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây, là điểm tiếp giáp giữa miền Đông và miền Tây Nam Bộ, rất gần với Sài Gòn, có thể liên kết với chiến khu Đồng Tháp Mười, chiến khu vùng rừng già Đông Nam bộ, liền kề biên giới nước bạn Campuchia. Với những điều kiện ấy, nơi đây đã trở thành một căn cứ địa độc đáo trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Trong kháng chiến chống Pháp, khu vực này là căn cứ của Tỉnh ủy Chợ Lớn và Khu 7. Trong thời điểm phong trào cách mạng tỉnh nhà gặp nhiều khó khăn sau Hiệp định Geneve, đây là nơi tập trung những cán bộ chính trị, quân sự ưu tú của Đảng, nơi bảo tồn, xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang của tỉnh. Có thể nói rằng, nơi đây chính là chiếc nôi cách mạng - nơi đầu tiên trong khu vực Trung Nam Bộ hình thành lực lượng vũ trang sau Hiệp định Geneve để làm công tác vũ trang tuyên truyền trong điều kiện Trung ương chưa cho phép đấu tranh vũ trang. Tháng 7/1957, Xứ ủy thành lập tỉnh Long An trên cơ sở sát nhập 2 tỉnh Tân An và Chợ Lớn. Với kinh nghiệm từ cuộc kháng chiến chống Pháp, Tỉnh ủy Long An đã chọn nơi đây làm căn cứ địa để lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Mỹ. Trong từng thời kỳ với những điều kiện khó khăn và thuận lợi khác nhau, Tỉnh ủy Long An đã linh hoạt, cơ động trong địa bàn huyện Đức Huệ ngày nay, có lúc phải tạm lánh sang Ba Thu, có lúc phát triển về Đức Hòa, Bến Lức và vùng hạ. Tuy nhiên, nơi mà Tỉnh ủy Long An và các cơ quan trực thuộc chọn làm căn cứ hoạt động lâu nhất chính là khu vực giồng Ông Bạn, xã Bình Thành (nay thuộc xã Bình Hòa Hưng, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An). Từ căn cứ này, Tỉnh ủy đã kịp thời chỉ đạo, đề ra những chủ trương, nghị quyết, lãnh đạo phong trào cách mạng ở tỉnh nhà cho đến ngày thắng lợi hoàn toàn. Thành tích đáng tự hào với 8 chữ vàng “Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc” của nhân dân Long An đã được tạo nên dưới sự lãnh đạo của Đảng từ địa chỉ đỏ này.

Di tích căn cứ Bình Thành đã được Bộ Văn hóa – Thông Tin ra quyết định xếp hạng là di tích quốc gia tại Quyết định số 3518/QĐ-BT ngày 04/12/1998.

Khu di tích lịch sử cách mạng tỉnh Long An có tổng diện tích hơn 98 hécta, trong đó diện tích xây dựng khoảng 20 hécta, với tổng mức đầu tư hơn 182 tỷ đồng, gồm các hạng mục cơ bản: Khu bảo tồn nguyên trạng các điểm di tích gốc như Văn phòng Tỉnh ủy, Phòng họp Tỉnh ủy, Nhà làm việc của Thường trực Tỉnh ủy, bộ phận cơ yếu, văn thư, in ấn và khu các công trình tưởng niệm, trưng bày, công viên, cảnh quan. Hệ sinh thái tự nhiên nơi đây cũng dần được phục hồi, giúp khách tham quan hình dung phần nào vóc dáng của khu căn cứ xưa.

Khu di tích đưa vào hoạt động nhằm tôn vinh những giá trị di sản văn hóa lịch sử lớn lao mà các thế hệ cha anh để lại. Qua đây, tỉnh Long An kế thừa, phát huy truyền thống yêu nước và cách mạng của tỉnh; Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Long An quyết tâm khắc phục mọi khó khăn, thử thách, phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế - văn hóa – xã hội mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Long An khóa X đề ra để xây dựng Long An phát triển xứng tầm với vị trí, vai trò là địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, hiện thực hóa mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020./.

 

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Giải trí