Price: Free
Phone: 0272 3765 567
Time to visit a place: 120 phút
Open Time: 7:00 AM - Close Time: 6:00 PM
Email: info@langcophuocloctho.vn
Address: DT824, Xã Hựu Thạnh, Huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An
“Đắm mình” trong không gian cổ xưa tại làng cổ Phước Lộc Thọ
Làng cổ Phước Lộc Thọ là điểm tham quan độc đáo của du lịch Long An với những căn nhà gỗ cổ nhất Việt Nam, mang bản sắc ba miền đất nước. Ngoài ra, nơi đây còn sở hữu cảnh quan sinh thái hữu tình, toát lên vẻ đẹp thanh tao, làm mê mẩn những tâm hồn hoài cổ.
Hình ảnh làng cổ Phước Lộc Thọ (Ảnh ST)
Địa chỉ làng cổ
Khu du lịch sinh thái làng cổ Phước Lộc Thọ nằm tại xã Hựu Thạnh, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Điểm này cách thị trấn Đức Hòa khoảng 4km, cách thành phố Hồ Chí Minh chừng hơn 50km nằm trên tỉnh lộ 824, đường từ Đức Hòa đi Bến Lức, Long An.
Đường đi đến làng cổ khá dễ và tiện lợi, bạn đi xe máy từ Sài Gòn xuống đến đây cũng chỉ tốn khoảng 1,5 – 2 tiếng di chuyển. Bạn cứ chạy xe máy thẳng về hướng Bến Lức – Long An, rồi đi về phía Bình Thạnh, làng cổ nằm ngay gần Đại học Tân Tạo.
Khuôn viên làng cổ Phước Lộc Thọ (ảnh ST)
Giới thiệu về làng cổ Phước Lộc Thọ
Làng cổ Phước Lộc Thọ là nơi duy nhất của Việt Nam tập trung nhiều nhà cổ trên khắp mọi miền đất nước. Làng cổ Phước Lộc Thọ do ông Dương Văn Mỹ, một người đam mê đồ gỗ cổ sưu tầm và xây dựng.
Ngôi làng được khởi công từ năm 2006 trên diện tích hơn 10 héc ta, được chia làm 2 khu riêng biệt là khu tham quan và khu ăn uống, giải trí, nghỉ dưỡng.
Mô phỏng chùa một cột (ảnh ST)
Nơi đây là điểm du lịch dành cho những người yêu thích không gian cổ xưa, trở về với nguồn cội dân tộc bên những ngôi nhà cổ mang bản sắc ba miền đất nước.
Bể bơi trong làng cổ (Ảnh ST)
Làng cổ Phước Lộc Thọ có gì đẹp?
Cổng chính vào khu du lịch làng cổ Phước Lộc Thọ được xây dựng cách điệu như một cổng thành thời xưa. Ngay sau cổng vào là một hòn non bộ lớn, với những con chim đang rỉa cá và thác nước tuôn chảy róc rách.
Những cánh cổng mang đậm nét cổ xưa (ảnh ST)
Từ cổng chính đi vào, phía bên tay phải là nơi đặt bộ tượng Phước Lộc Thọ bằng đá cẩm thạch. Ngay khi đặt chân vào trong khuôn viên làng cổ, du khách đã bị mê hoặc bởi những nét cổ kính của các ngôi nhà xưa.
Làng cổ Phước Lộc Thọ- nơi lưu giữ nét ngàn xưa (ảnh ST)
Trong khuôn viên làng hiện có tổng cộng 22 ngôi nhà gỗ cổ được phục dựng của cả 3 miền Bắc, Trung, Nam và nhà sàn Tây Nguyên. Kèm theo đó là hàng trăm đồ sưu tầm, cổ vật quý từ vật dụng sinh hoạt hàng ngày của vua chúa, quan quân, địa chủ, người dân đến các vật tâm linh văn hóa của người Việt. Các vật dụng này được bày trí trong những gian nhà cổ nhất định.
Trang trí quanh làng cổ (ảnh ST)
Trong quần thể của làng cổ Phước Lộc Thọ, nổi tiếng nhất là ngôi nhà chữ “Công” với 104 cột, trên 100 tuổi rất đồ sộ được thiết kế theo lối kiến trúc xưa ở miền Bắc, các cột ở gian chính khảm xà cừ trang trí Tứ linh long-lân-quy-phụng và Tứ hữu mai-lan-cúc-trúc, các vách chạm trổ đề tài hoa quả, chim muông một cách công phu thể hiện sự nguy nga, tráng lệ và uy nghi.
Một góc làng cổ Phước Lộc Thọ (ảnh ST)
Đặc biệt, bên trong ngôi nhà này trưng bày nhiều cổ vật quý hiếm như bộ ván của vua Bảo Đại, bộ bàn của quan thượng phẩm, chiếc gương soi của hoàng hậu, long sàng của vua…
Ngôi nhà được thiết kế theo lối chữ “Công” (ảnh ST)
Nhà vườn Nam bộ trong làng cổ Phước Lộc Thọ mang phong cách giản dị của người miền Nam. Cụm nhà Nam Bộ bao gồm các ngôi nhà rường 3 gian 2 chái được chạm trổ hoa văn đơn giản, không gian thoáng đãng mang đậm chất nam bộ.
Vẻ đẹp hoài cổ (Ảnh ST)
Đặc biệt, tại đây còn có một ngôi nhà rường 5 gian 2 chái với cổng tam quan phía trước; ngôi nhà có 74 cột thể hiện sự uy nghi của quan viên thời nhà Nguyễn. Bên trong ngôi nhà trang trí nhiều vật dụng quý hiếm như bộ bàn rồng, ngà voi, tủ cổ khảm xà cừ 7 màu…
Những đồ vật sắp xếp trong nhà đều được thiết kế tinh xảo (ảnh ST)
Những ngôi nhà mang phong cách nhà rường Huế thì nét đặc trưng là sự điêu khắc tinh xảo. Các ngôi nhà rường Huế tại làng cổ mang phong cách cung đình với chất liệu sơn son thếp vàng và được chạm trổ rồng phượng rất tinh xảo và tỉ mỉ từng chi tiết nhỏ. Đây là kiểu nhà phổ biến của quan lại và giới thượng lưu xứ kinh kỳ thời phong kiến. Bên trong lưu giữ nhiều cổ vật quý bằng đá, gỗ, kim loại, gốm sứ… thuộc các niên đại khác nhau.
Nhà rương Huế được chạm khắc tinh tế (ảnh ST)
Tại Phước Lộc Thọ có 6 căn nhà sàn của các dân tộc khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Bên trong trưng bày cồng, chiêng, các bức tượng gỗ và những dụng cụ lao động của đồng bào dân tộc.
Tượng 3 ông Phúc Lộc Thọ được đặt trong làng cổ (ảnh ST)
Ngoài ra, làng cổ Phước Lộc Thọ còn có nhà sàn Khmer, nhà sàn dân tộc Thái, nhà tiểu lâu tứ giác bát dần, chùa một cột …
Những cổ vật quý giá được trưng bày trong những căn nhà cổ (ảnh ST)
Không gian làng cổ được bài trí đẹp mắt với nhiều loài cây, hoa kiểng xinh tươi, đặc biệt là vườn lan rất phong phú cùng những lối đi được lót đá, lún phún cỏ xanh, hai bên là những bụi trúc, hàng cau đều tắp và những tiểu cảnh trang trí, chiếc cầu, dòng kênh thơ mộng…
Hàng trăm cổ vật quý được đặt trong những căn nhà cổ (ảnh ST)
Trong khuôn viên làng cổ Phước Lộc Thọ còn có khu hồ bơi dành cho du khách thỏa thích tắm mát ngày hè. Tại làng cổ Phước Lộc Thọ còn có khu ẩm thực chuyên phục vụ các món ăn Việt – Á – Âu đa dạng với không gian hữu tình.
Nội thất trong nhà cổ được làm từ những loại gỗ quý (ảnh ST)
Đặc biệt du khách sẽ được thưởng thức đặc sản Long An và các loài cá tươi ngon đánh bắt trực tiếp từ sông Vàm Cỏ đi kèm với các màn biểu diễn các làn điệu dân ca, những bài dạ cổ ngọt ngào, sâu lắng…
Bức hoành phi cổ sơn son thếp vàng trong một ngôi nhà cổ phục (ảnh ST)
Distance: 5.30 km
Distance: 5.49 km
Distance: 6.69 km
Distance: 17.24 km
Distance: 19.49 km
Distance: 19.49 km
Distance: 19.88 km
Distance: 19.91 km
Distance: 0 m
Distance: 3.84 km
Distance: 4.12 km
Distance: 5.41 km
Distance: 8.33 km
Distance: 11.23 km
Distance: 11.88 km
Distance: 13.71 km
Distance: 17.25 km
Distance: 17.90 km
Distance: 18.08 km
Distance: 18.24 km
Distance: 19.55 km
Distance: 11.17 km