Bên trong Đồn Rạch Cát - pháo đài lớn nhất Đông Dương

29/12/2020 30/11/2021

2313 2

Bên trong Đồn Rạch Cát - pháo đài lớn nhất Đông Dương - Ảnh 1.

Bên trong Đồn Rạch Cát - pháo đài lớn nhất Đông Dương - Ảnh 2.

Bên trong Đồn Rạch Cát - pháo đài lớn nhất Đông Dương - Ảnh 3.

Bên trong Đồn Rạch Cát - pháo đài lớn nhất Đông Dương - Ảnh 4.

Sau đợt hạn mặn "kỷ lục" vừa qua, cây cối khu vực xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, bắt đầu xanh mướt trở lại nhờ những cơn mưa lớn nối tiếp. Theo con đường tỉnh 826B trải nhựa thênh thang chỉ chừng 20 phút, chiếc ô tô 7 bon bon từ trung tâm thị trấn Cần Đước đi 14 km đã đưa cả đoàn đến dãy thành cổ phẳng phiu, rêu phong thấp thoáng sau những cây phượng và rặng đước in bóng lên nền hào nước xanh biếc.

Bên trong Đồn Rạch Cát - pháo đài lớn nhất Đông Dương - Ảnh 5.

"May quá, vẫn còn vài hoa phượng nở. Cả đồn hơn 50 gốc phượng già, cách đây một tháng phủ đồn đỏ rực, lúc ấy là lúc đồn đẹp nhất", anh Võ Thành Ngon – trưởng Phòng văn hóa thông tin huyện Cần Đước – nói như thở phào. Anh Ngon sợ chúng tôi không được thưởng lãm hết vẻ đẹp của di tích lịch sử đã được UBND tỉnh Long An công nhận từ năm 1992. Nhưng dường như anh Ngon đã… lo quá, bởi 4 người khách vừa xuống xe đã bị hai cánh cửa sắt đang mở hờ cuốn hút.

Đã bao lần qua vùng "thủy tận" này, nhưng chúng tôi cũng chỉ có thể dừng lại ở mức trầm trồ trước bức tường thành dài 84 mét, cao 5 mét với hàng lỗ châu mai đều tắp phía trên. Khu vực này đến nay vẫn do Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Long An quản lý, nên nếu không có chủ trương phát triển điểm di tích này thành du lịch trong nay mai, không ai được tùy tiện đi qua chiếc cổng duy nhất ở giữa bức tường thành, bên trên còn con số 1910 được khắc rõ.

Trong Hồ sơ di tích Đồn Rạch Cát đang lưu giữ tại Bảo tàng Long An, Đồn Rạch Cát được miêu tả là một điển hình về kiến trúc đồn lũy. Và dĩ nhiên là công sự điển hình thì người ngoài chẳng thể nào biết được phía bên trong nó. Ngay cả con đường 826B cũng là con đường do Pháp dùng sức dân Việt đắp nên từ cuối thế kỷ XIX, nhưng rất nhiều người dân sống bao đời ở vùng Cần Đước cũng chưa được một lần đặt chân qua cửa đồn.

 

Bên trong Đồn Rạch Cát - pháo đài lớn nhất Đông Dương - Ảnh 6.

Trên hai cánh cửa, lịch sử chiến tranh Việt Nam phần nào hiện ra khốc liệt với chi chít những vết đạn găm, đạn sượt đủ để đầu ngón tay người ướm vào. Có cả những lỗ đạn xuyên cánh cửa. Tuy nhiên, những vết đạn như chỉ làm tăng thêm độ kiên cố của hai cửa thép dày 12cm, vẫn gần như nguyên vẹn hơn trăm năm qua. Cả những bản lề to bằng bắp tay người lớn, những thanh cài, thanh kê đằng sau cánh cửa cũng còn đó như khi chúng được lắp ráp vào tường thành dày hơn nửa mét đá.

Qua khỏi cánh cửa, chúng tôi như bước về trăm năm trước. Bởi chỉ cách cánh cửa 4 mét là dãy phòng để trống, ngoài một số nơi có khung trần bị bóc vữa, thì tất cả đều vẹn nguyên như lúc chúng vừa được xây dựng. Mang kiến trúc 3 tầng chìm, 2 tầng nổi, dãy phòng này được gọi là tầng 4, cũng là tầng trệt. Khi xưa, các dãy phòng được dùng để chứa đựng vũ khí, máy phát điện phục vụ cho các cỗ pháo phía trên. Nếu bức tường thành tượng trưng cho sự phòng thủ kiên cố thì sức mạnh tấn công của ngôi đền nằm ngay trên phía trên nóc trần của tầng 5.

 

Bên trong Đồn Rạch Cát - pháo đài lớn nhất Đông Dương - Ảnh 7.

Bên trong Đồn Rạch Cát - pháo đài lớn nhất Đông Dương - Ảnh 8.

Quả thật, nếu không có quãng thời gian hòa bình quý báu 45 năm qua, thì cảnh vật khó thi vị như hiện tại. Bởi không như những bức hình tư liệu cho thấy từ phía trên nóc đồn có thể nhìn ra quãng sông mênh mông phía Đông. Vốn dĩ, bờ sông chỉ cách đồn chừng trăm mét, nay rừng đước và hàng loạt phượng, me chen nhau xanh rì đã vươn lên che khuất.

Bên trong Đồn Rạch Cát - pháo đài lớn nhất Đông Dương - Ảnh 9.

Nhưng nhờ đó, những công sự lô cốt, ụ pháo lại được rợp mát. Theo tài liệu Hồ sơ di tích Đồn Rạch Cát, trên sân nóc của pháo đài này từng có 2 khẩu pháo 605mm đã được quân Pháp lấy đi khi rút khỏi đồn, chỉ còn 2 mâm pháo bằng thép nâu thẫm, đối xứng nhau.

Mỗi mâm pháo bằng thép này có đường kính đến 6m, nhô cao lên để lộ 2 lỗ để nòng pháo như cặp mắt to rộng người lớn có thể cúi mình đi vào dễ dàng. Hai khối thép khổng lồ không một vết xước vẫn trơ gan cùng tế nguyệt.

Hai khẩu pháo này như hai mũi tên của cánh cung pháo đài Rạch Cát, nằm trong thiết kế từ khi người Pháp khảo sát và lên kế hoạch và bắt đầu xây dựng từ năm 1903.

Đến nay, Trung tâm lưu trữ quốc gia II vẫn còn những văn bản qua lại giữa các chỉ huy quân đội Pháp, nhằm lên kế hoạch để bắn thử nhiều lần hai khẩu pháo khổng lồ này từ các năm 1908 đến năm 1914.

Phần sân nóc đồn vẫn còn nguyên lớp gạch tráng men màu nâu thẩm, vừa có tác dụng chống thấm vừa là một khoảng sân mát rượi để những người trong đồn giải trí theo đúng như ý định thiết kế ban đầu.

"Đến mùa phượng nở, anh em phải quét dọn từng lớp thảm hoa rơi dày mỗi ngày", anh Ngon dường như vẫn chưa thôi "tiếc rẻ" cảnh quan của đồn mùa phượng nở. Nhưng chúng tôi vẫn còn may mắn, nhiều cây phượng vẫn đang trổ những đợt hoa cuối cùng nơi hai mâm pháo bằng bêtông nằm ở hai phía cánh đồn.

 

Bên trong Đồn Rạch Cát - pháo đài lớn nhất Đông Dương - Ảnh 10.

Hai mâm pháo này bằng bêtông, cũng có đường kính 6m, vốn được Pháp xây thêm để chuẩn bị cho chiến tranh thế giới thứ hai sau khi đã đem hai khẩu trọng pháo chính đi bổ sung cho các chiến trường khác sau chiến tranh thế giới thứ nhất.

Khi xây thêm hai mâm pháo này, quân Pháp còn xây thêm trụ để đặt thêm 7 khẩu pháo 75mm rải trên nóc đồn. Nhưng rồi sau đó, các khẩu pháo 75mm cũng đã được mang đi sau năm 1945, đến nay chỉ còn những trụ nổi đặt pháo và những cột ốc thép để đặt pháo nằm chỏng chơ.

Riêng hai khẩu pháo M138 dài hơn 4 mét vẫn còn nguyên vẹn, kê nòng thép bình thản trên thành mâm pháo bêtông. Những bông hoa phượng rực đỏ đang che rợp phía trên khẩu pháo. Súng trường đã nở hoa, hình ảnh trước mắt chúng tôi đủ thay thế cho tất cả lời tụng ca hòa bình.

Trong khi đứng trước đồn nhìn chẳng thấy gì vì bị tường thành che khuất, thì khi đứng trên các mâm pháo nhìn ngược lại là cả vùng đồng áng ấp Long Ninh, xã Long Hựu Đông yên ả.

Bên trong Đồn Rạch Cát - pháo đài lớn nhất Đông Dương - Ảnh 12.

Bên trong Đồn Rạch Cát - pháo đài lớn nhất Đông Dương - Ảnh 13.

Bên trong Đồn Rạch Cát - pháo đài lớn nhất Đông Dương - Ảnh 14.

"Đồn Rạch Cát mang trong mình biết bao giá trị lịch sử về kiến trúc lẫn văn hóa", ông Nguyễn Tấn Quốc – Thạc sỹ quản lý văn hóa, Phó giám đốc Sở Văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Long An – nói thêm về di tích Đồn Rạch Cát.

Về kiến trúc, đây là công trình điển hình cho sự hoàn hảo, quy mô đồ sộ về nghệ thuật xây dựng công sự chiến tranh. Đồn được xây dựng như một hệ thống giao thông liên hoàn, có thể chi viện tối đa cho sức chiến đấu và cũng dễ dàng ẩn nấp, rút lui khi xảy ra chiến sự. Với bức tường thành kiên cố phía trước, đối phương khó lòng tiếp cận được mặt thành ở cự ly gần khoảng 500m.

Đặc biệt, việc xây dựng kết cấu những lớp bê tông cốt thép dày theo hình trượt phía trên đồn có thể làm vô hiệu hóa các súng bắn thẳng từ mặt sông vào. Còn dãy phòng ở trong đồn Rạch Cát được xây dựng như những hầm nhiều ngõ ngách nhằm bảo đảm sinh hoạt, an toàn cho người phía trong đồn. Trải qua hơn trăm năm, đến nay toàn bộ kết cấu đồn Rạch Cát vẫn còn nguyên vẹn, đủ cho thấy vật liệu và kỹ thuật xây dựng đủ minh chứng cho sự tập trung đầu tư của quân đội Pháp với vị trí quân sự đắc địa này.

Bên trong Đồn Rạch Cát - pháo đài lớn nhất Đông Dương - Ảnh 15.

Ngoài ra khi xây dựng, Pháp còn cho xây một cầu tàu và đường ray để vận chuyển đồ trực tiếp từ bến cửa sông Rạch Cát vào đồn. Khu cầu tàu này đến nay vẫn nguyên vẹn, và lịch sử cũng đã ghi nhận biết bao cảnh tang thương, máu đổ và tội ác của chế độ thực dân nơi bến nước này. Năm 1945, Đồn Rạch Cát cũng trải qua những thăng trầm theo lịch sử nước Việt khi bị phát xít Nhật chiếm đóng, rồi quân Pháp chiếm lại thành, khủng bố người dân cho đến khi chế độ thực dân chấm dứt. Khu pháo đài lại trở thành nơi Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa lập làm trại giam, đặt 12 khẩu pháo 75mm, làm cứ điểm truy quét từ chiến khu Rừng Sác đến toàn bộ vùng Cần Đước, Cần Giuộc, … cho đến khi hòa bình.

Cũng từ vị trí đặc biệt và có sẵn di tích độc đáo này, nên UBND tỉnh Long An đã mạnh dạn đưa ra dự án Khu sinh thái Đồn Rạch Cát để mời gọi các nhà đầu tư vào làm điểm du lịch.

Bên trong Đồn Rạch Cát - pháo đài lớn nhất Đông Dương - Ảnh 16.

Hướng du lịch mà tỉnh Long An kêu gọi là nơi đây sẽ trở thành một điểm tham quan, bên cạnh các khu nghỉ dưỡng sinh thái được xây dựng hài hòa với không gian sông nước. Du khách chỉ mất khoảng hơn 1 giờ đồng hồ để có thể đi từ TP.HCM về khu vực này. Không chỉ thế, chỉ cần đi theo đường sông Soài Rạp lên phía bắc, qua bên kia cửa sông Rạch Cát là Cảng Quốc tế Long An, nơi chủ đầu tư của cảng là Đồng Tâm Group đang hoàn thiện 7 cầu cảng có thể đón tàu du lịch quốc tế hơn 70.000 tấn trong vài năm tới.

Theo sông Soài Rạp xuống phía nam, qua bên kia cửa sông Vàm Cỏ đã là đất Gò Công. Còn đối diện phía bờ bên sông Soài Rạp là Cần Giờ, dễ dàng kết nối với khu du lịch Rừng Sác Cần Giờ nếu nhà đầu tư muốn tổ chức cho du khách.

Riêng đối với ngành du lịch tỉnh Long An, hiện cách đồn chỉ 4km là Di tích cấp quố gia Nhà cổ trăm cột, một công trình nghệ thuận được các nghệ nhân Huế xây dựng hơn trăm năm trước, nay đang là một điểm đón rất nhiều du khách đến thưởng lãm.

Bên trong Đồn Rạch Cát - pháo đài lớn nhất Đông Dương - Ảnh 17.

Bên trong Đồn Rạch Cát - pháo đài lớn nhất Đông Dương - Ảnh 18.

Từ năm 1902, Pháp bắt đầu khảo sát và năm 1903 bắt đầu xây dựng Đồn Rạch Cát. Tuy nhiên, vì đây là khu vực ngập lầy, và từng bị nhiều yếu tố thời tiết khó khăn như trận lũ lụt năm 1904 cuốn toàn bộ vật liệu xây dựng ra sông Soài Rạp, đến năm 1910 công trình Đồn Rạch Cát mới được xây dựng xong. Đến khoảng năm 1939, Pháp tiếp tục tu bổ, xây thêm một số công trình của đồn và hiện trạng tồn tại đến ngày nay.

Dù công trình còn khá hoàn chỉnh nhưng cho đến nay, do các nhà khảo cứu di tích vẫn chưa tìm thấy được đầy đủ tài liệu về quá trình xây dựng công trình, cũng như các tầng dưới đã bị ngập nước từ rất lâu, bùn xâm kín không thể xuống được, do đó đến nay toàn bộ công trình Đồn Rạch Cát vẫn còn nhiều điều chưa được khám phá hết.

Năm 1990, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Long An đã làm đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để đơn vị pháo 150mm trực tiếp quản lý với diện tích 3,26 ha. Năm 1992, công trình Đồn Rạch Cát được xếp hạng di tích cấp tỉnh. Hội đồng quy định khu vực bảo vệ di tích lịch sử văn hóa bao gồm đại diện chính quyền địa phương xã Long Hựu Đông, cán bộ nghiên cứu di tích Bảo tàng Long An, huyện Cần Đước và đơn vị chủ quản Đồn Rạch Cát thống nhất quy định khu vực bảo vệ di tích với diện tích hơn 10ha.

Bên trong Đồn Rạch Cát - pháo đài lớn nhất Đông Dương - Ảnh 19.

Theo báo tuoitre.vn https://tuoitre.vn/ben-trong-don-rach-cat-phao-dai-lon-nhat-dong-duong-20200721112858089.htm

Bản đồ

Lịch trình mẫu